Gỗ

Gỗ

Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%), lignin (15-30%) và một số chất khác. Nó được khai thác chủ yếu từ các loài cây thân gỗ.

Trái Đất có khoảng một nghìn tỷ tấn gỗ, với tốc độ mọc khoảng 10 tỷ tấn mỗi năm. Gỗ là một nguồn tài nguyên tái tạo trung hòa cacbon và dồi dào, vật liệu gỗ được quan tâm đặc biệt là một nguồn năng lượng tái tạo. Năm 1991, có khoảng 3,5 tỷ mét khối gỗ được thu hoạch. Ứng dụng chính của gỗ là làm đồ gỗ và xây dựng các tòa nhà.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Một phát hiện năm 2011 ở New Brunswick của Canada đã vén mở những thực vật được biết sớm nhất đã có gỗ vào cách nay khoảng 395 đến 400 triệu năm.[2]

Con người đã dùng gỗ hàng ngàn năm vào nhiều mục đích khác nhau, mà chủ yếu là làm nhiên liệu hoặc vật liệu xây dựng nhà, công cụ, vũ khí, công trình nghệ thuật và làm giấy.

Công dụng của gỗ[sửa | sửa mã nguồn]

Ưu, nhược điểm của gỗ và cách khắc phục[sửa | sửa mã nguồn]

Ưu điểm của gỗ[sửa | sửa mã nguồn]

Nhược điểm và biện pháp khắc phục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngâm tẩm hóa chất nhằm thay thế các gốc (-OH) trong gỗ
  • Sấy gỗ để loại bỏ nước tự do và nước thấm khỏi gỗ. Sấy ở nhiệt độ 103±2oC

Mặt cắt gỗ[sửa | sửa mã nguồn]

Trong nghiên cứu cấu tạo của gỗ người ta thường nghiên cứu trên 3mặt cắt điển hình:

Gỗ sớm, gỗ muộn[sửa | sửa mã nguồn]

Sự khác biệt trong hình thái và cấu trúc các tế bào trong gỗ sớm và gỗ muộn là nguyên nhân hình thành nên các vòng gỗ của cây.[3]

Gỗ dác, gỗ lõi[sửa | sửa mã nguồn]

Gỗ lõi là do gỗ dác hình thành nên. Đây là một quá trình biến đổi sinh học, vật lý và hóa học rất phức tạp. Trước hết tế bào chết, thể bít hình thành, các chất hữu cơ xuất hiện: nhựa cây, chất màu, tanin, tinh dầu,... Nhìn chung, do thành phần các chất hữu cơ nói trên tích tụ rất nhiều trong gỗ lõi, các tế bào ở đây được cho là không còn đảm nhiệm chức năng dẫn nước và muối khoáng nữa mà trở thành "thùng rác" chứa các chất thải, chất bã của cây[3]. Ở trong ruột tế bào thấm lên vách tế bào làm cho gỗ lõi có màu sẫm, nặng, cứng, khó thấm nước, đồng thời có khả năng chống sâu, nấm, mối, mọt hơn gỗ dác, do đó được sử dụng để đóng các đồ dùng như: tủ, giường, cửa, bàn ghế,.... Do gỗ lõi ít "rỗng" hơn gỗ dác, độ bền vật lý của gỗ lõi tốt hơn gỗ dác và nó đảm nhận vai trò chống đỡ cho toàn bộ cấu trúc của cây[3].

Trên mặt cắt ngang gỗ lõi có màu sẫm hơn so với gỗ dác[3]. Ở một vài loài, thường xuất hiện hiện tượng gỗ lõi bị rỗng. Không có mối quan hệ nào giữa tăng trường đường kính thân cây và thể tích gỗ dác, gỗ lõi. Có loài không hình thành gỗ lõi, có loài gỗ lõi hình thành từ rất sớm, khiến bề dày của gỗ dác rất mỏng (ví dụ gỗ cây họ Dẻ, họ Dâu tằm)

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline