Ván ép nội thất

Ván ép nội thất

Ván ép nội thất được hình thành nhờ quá trình ép nhiệt các ván mỏng đã được nhúng keo E0/E1 ở nhiệt độ và thời gian nhất định. Ván ép nộ thất được sử dụng để đóng bàn ghế, giưởng tủ và các thiết bị văn phòng. Ngoài ra để tăng tính thẩm mỹ bề mặt ván sau khi ép được chà nhám và dán một lớp ván mặt từ gỗ pencil, sồi, bạch dương, phong theo yêu cầu của khách hàng.
  • Liên hệ
  • 1693

THÔNG SỐ KĨ THUẬT

Kích thước

1220mm x 2440mm

hoặc theo yêu cầu khách hàng

Độ dày

5mm ~30mm
hoặc theo yêu cầu khách hàng

Loại gỗ

Gỗ cứng rừng trồng (keo, bạch đàn, cao su, bồ đề )

Loại mặt

Pencil cedar, Bintagor, xoan đào, Okume, Keruing

Keo dán

Keo MR, UF  E0/E1

Tính năng ván ép nội thất

- Giá thành rẻ hơn so với các sản phẩm cùng loại từ gỗ tự nhiên.

- Dễ gia công tạo hình.

Ván Ép Nội Thất

Ván gỗ công nghiệp từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong thiết kế và thi công đồ gỗ nội thất nhờ những đặc tính rất khó thay thế như dễ thi công, không bị cong vênh, mối mọt, co ngót hay các ưu thế về giá thành, mẫu mã, màu sắc.

Trên cơ sở nền tảng những cốt gỗ công nghiệp cơ bản là MFC, MDF, HDF, PB, Plywood cùng với những chất liệu phủ bề mặt như Melamine, Laminate, Veneer, Acrylic.. tạo ra sự đa dạng của các sản phẩm ván.gỗ.nội.thất.công.nghiệp.

1.VÁN MDF

MDF được xem là một dòng nguyên lệu ra đời nhằm mục đích thay thế cho gỗ tự nhiên khi mà gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm dần.

MDF là viết tắt của chữ Medium Density Fiberboard, có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Thực tế về độ bền kết dính ván MDF có 03 loại: HDF, MDF và LDF- bao gồm: MDF thường, chống ẩm (màu xanh) và chống cháy (màu đỏ).

Xét về cấu tạo thì ván gỗ MDF có các thành phần cơ bản đó là: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ.

 

-Ưu điểm Ván MDF:

+MDF cũng có độ bền cao, tuổi thọ lên đến 15 năm không thay đổi chất lượng, có khả năng chống ẩm, chống cháy.

+MDF thân thiện với môi trường vì chỉ tận dụng gỗ vụn, bề mặt lớn, có thể hoàn thiện bề mặt bằng sơn, Melamin, Laminate hoặc Veneer cho nên nói về tính thẩm mỹ thì MDF có thể chiều lòng đa dạng các đối tượng khách hàng.

-Ứng dụng ván MDF:

+MDF được ứng dụng nhiều trong nghành sản xuất nội thất và được thấy nhiều nhất là ứng dụng trong nội thất văn phòng, kho xưởng, hay các công trình công cộng.

+MDF thân thiện với moi trường và có độ bền cao, được sử dụng vào việc sản xuất các đồ dùng nội thất gia đình và văn phòng, kho xưởng, trường học, bệnh viện…

+Nếu MDF được làm từ sợi composite pha phụ gia chống ẩm thì có thể dùng dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt hay làm cửa gỗ công nghiệp, hoăc dùng cốt để tiếp tục dán ván lạng veneer lên hay hoặc trang trí bằng cách phủ melamine lên bề mặt.

2. VÁN MFC (VÁN OKAL hay VÁN ÉP DĂM -PB)

Okal hay còn gọi là Ván dăm (PB) là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su...), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Mặt ván được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer (gỗ lạng)...

Ván được sản xuất bằng quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo, tương tự như MDF nhưng gỗ được xay thành dăm, nên chúng có chất lượng kém hơn so với MDF.

Công nghệ dán phủ mặt và cạnh ván thỏa mãn nhiều yêu cầu về hình dạng và kích thước, gồm hai loại sản phẩm ván dăm trơn và MFC. Ván dăm trơn là loại phổ biến trên thị trường, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn, hoặc phủ PU. Với sản phẩm MFC, hai mặt được phủ một lớp melamine nhằm tạo vẻ đẹp,chống ẩm và trầy xước.

-Ưu điểm Ván MFC :

+So với ván MDF hay ván dán có giá thành thấp hơn.

+Do có cấu tạo từ các dăm gỗ nên ván dăm có độ cứng và độ bền cơ lý khá cao.

+Ván dăm có khả năng bám vít tốt.

+Bề mặt ván dăm tương đối phẳng nên dễ dàng ép các bề mặt trang trí như Melamine hay Laminate lên trên.

-Ứng dụng Ván MFC :

+Cốt Ván dăm được chủ yếu được phủ nhựa Melamine (MFC) tạo thành nguyên liệu phục vụ trong lĩnh vực nội thất văn phòng.

+Ván dăm thường tiếp tục được phủ các bề mặt trang trí để ứng dụng làm nội thất, sản xuất đồ mộc gia đình, công sở:  như bàn ghế, giường tủ, vân vân.

+ Ngoài ra, ván dăm còn được sử dụng để làm khuôn đổ bê tông, làm vách ngăn, ván xây dựng…

3.VÁN PHỦ MELAMINE

Ván phủ Melamine được sử dụng rộng rãi đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất văn phòng, nhà ở, căn hộ, trường học, bệnh viện….

Hiện nay 08% đồ gỗ đều dung ván phủ Melamine vì giá cả phù hợp, mẫu mã đa dạng và phong phú. Từ những căn biệt thự sang trọng cho đến những chung cư với diện tích hạn chế, ván phủ Melamine đều đang rất được ưa chuộng.

Bề mặt Melamine được phủ trên gỗ công nghiệp gồm: ván MFC-Okal (ván ép dăm), MDF, HDF, ván ép (plywood)…  việc phủ lớp bề mặt Melamine với nhiều màu sắc đa dạng để nâng cao tính thẩm mỹ, chống ẩm và hạn chế trầy xước.

-Ưu điểm ván phủ Melamie :

+Màu sắc phong phú, bề mặt đa dạng.

+Bền màu, bề mặt khó trầy xước.

+Ván phủ Melamine có giá thành hợp lý.

-Ứng dụng ván phủ Melamie:

+Ván phủ Melamine thường ứng dụng trong sản xuất nội thất văn phòng: tủ văn phòng, bàn làm việc, bàn họp…; nội thất gia đình: giường, tủ, bàn ghế, vách ngăn…

+Những khu vực có mật độ sử dụng cao hơn, hay khu vực ẩm ướt, khuyến cáo nên dùng loại ván phủ Melamine có code gỗ chống ẩm sẽ giúp bảo vệ tuổi thọ sản phẩm lâu hơn, an toàn hơn với người sử dụng như tủ bếp, tủ toilet, vách toilet, vách ngăn vệ sinh, phòng thí nghiệm… nay đã có code gỗ chống cháy.

4.VÁN ÉP-PLYWOOD.

Ván ép (gỗ dán) là sự sáng tạo của ngành gỗ kỹ thuật. Ván này làm từ nhiều lớp gỗ lạng sắp xếp vuông góc liên tục lẫn nhau theo hướng vân gỗ của mỗi lớp. Các lớp này dán với nhau bằng keo như phenol formaldehyde dưới tác dụng của nhiệt và lực ép.

Ván ép gồm 3 thành phần: Ruột: gồm nhiều lớp gỗ mỏng được lạng từ khúc gỗ tròn rồi dán với nhau; Mặt: là lớp veneer; Keo: dung để dán các lớp gỗ, gồm keo chịu nước(Phenolic hoặc Melamine), keo chống ẩm MR (Ure formandehyde).

Tùy theo nhu cầu sử dụng, có thể phân thành nhiều loại ván ép:

+Ván ép gỗ mềm làm từ loại gỗ như gỗ thông radiata và bạch dương.

+Ván ép gỗ cứng thường làm từ những lọai gỗ như meranti (còn được gọi là cây dái ngựa (Mahogany), Trám trắng, Trám Vàng, hay cây lauan) hay gỗ bulo (birch).

+Ván ép sử dụng cho đồ ngoại thất thường làm bằng keo phenol formaldehyde hay keo melamin urea formaldehyde,

+Ván ép dùng cho hàng nội thất thường dùng keo có giá thành thấp hơn như keo urea formaldehyde.

-Ưu điểm:

Đặc điểm của ván ép ở chỗ tính bền, độ sáng, độ cứng, tính chịu lực kéo, tính ổn định vật lí chống lại trạng thái vênh, co rút và xoắn.

-Ứng dụng:

Hiện nay, ván ép được sử dụng cho nhiều công trình khác nhau góp phần nâng cao chất lượng và tính thẩm mỹ cho từng không gian sử dụng. Có 04 loại chính sau:

+Ván ép thường (keo MR) dung làm hàng nội thất.

+Ván ép chịu nước (keo Phenolic hoặc Melamine): gồm ván ép cốp-pha và ván ép chịu nước thông thường. Dùng làm đồ gỗ nơi có khả năng tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc có độ ẩm cao như lõi cửa, kệ bếp.

+Ván ép Marine: ruột & mặt bằng gỗ cứng. Keo chịu nước. Dùng đóng ghe, xuồng.

+Fancy Plywood: là loại ván ép mỏng (<6mm), được phủ một lớp veneer, thường dày ít nhất 0.2mm, dùng làm hàng nội thất.

5. GỖ GHÉP.

Gỗ ghép được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ lại với nhau thành một tấm gỗ lớn. Các loại gỗ ghép phổ biến trên thị trường hiện nay là gỗ ghép cao su, gỗ ghép thông, gỗ ghép tràm. Gỗ ghép đa phần là gỗ tự nhiên nên được ứng dụng rất phổ biến trong các loại công trình nhà ở và các sản phảm nội thất cao cấp. Một điểm nổi trội trên các sản phẩm gỗ ghép mà chúng ta thường hay bắt gặp là bề mặt gỗ có nhiều màu sắc sáng tối đan xen nhau rất nghệ thuật.

Gỗ tự nhiên ghép thanh xuất hiện dường như đã giải được bài toán khó cho các kiến trúc sư khi tài nguyên gỗ tự nhiên ngày càng thu hẹp. Gỗ ghép thanh được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại..tạo nên những tấm gỗ ghép chất lượng và có tính thẩm mỹ.

Cấu tạo của gỗ ghép thanh gồm những thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ được ghép lại với nhau các cách thức như ghép song song, mặt, cạnh, giác. Hiện nay, phương thức ghép song song và ghép mặt đang được sử dụng phổ biến nhất. Gỗ ghép song song gồm nhiều thanh gỗ cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng, ghép song song với nhau. Gỗ ghép mặt gồm nhiều thanh gỗ ngắn, ở hai đầu được xẻ theo hình răng cưa rồi ghép lại thành những thanh có chiều dài bằng nhau, rồi tiếp tục ghép song song các thanh thành tấm gỗ có bề mặt rộng.

-Ưu điểm:

+Không bị mối mọt, cong vênh và bề mặt được xử lý tốt nên có độ bền màu cao.

+Mẫu mã đa dạng, có khả năng chịu va đập và chống trầy xước cao.

+Gỗ ghép thanh được sản xuất từ gỗ rừng trồng là vật liệu có thể thay thế hoàn hảo trong vật liệu nội thất khi gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm.

+Giá thành rẻ hơn 20-30% so với gỗ tự nhiên

-Ứng dụng:

Bởi có được những ưu điểm như gỗ tự nhiên mà giờ đây gỗ ghép thanh được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, sản xuất ván sàn và nhiều sản phẩm nội thất khác: nội thất cho gia đình, văn phòng, showroom, cửa hàng từ giường, bàn học, giá sách, tủ tài liệu, bàn ghế, lót sàn trang trí và các sản phẩm thủ công tự chế … Với đặc tính và ưu điểm nổi bật của mình, gỗ ghép thanh có thể giúp bạn hoàn thiện bất cứ hạng mục nội, ngoại thất một cách dễ dàng.

6. VÁN PHỦ VENEER.

Veneer là lớp gỗ được xẻ (nhiều nơi dùng thuật ngữ: lạng) rất mỏng có độ dày từ 0.3mm đến 0.6mm (chưa đến 1mm nữa), độ rộng mặt thì tuỳ theo đường kính cây gỗ được xẻ. Trung bình có mặt rộng từ 200 – 500mm.

Sau khi được xẻ mỏng như tờ giấy, miếng gỗ này tạm gọi là veneer được dán vào các mặt ván gỗ công nghiệp như dán lên ván MDF, dán lên ván MFC, dán lên ván gỗ ghép cao su, ghỗ ghép tạp, gỗ dăm…Chúng ta nôm na hiểu là miếng dấy gián tường là miếng veneer và dán lên tường gạch, tường gỗ,…Tựu chung lại là 1 sản phẩm gỗ veneer hoàn chỉnh.

Ván phủ Veneer là loại vật liệu không còn xa lạ trong nội thất. Đặc biệt những khách hàng yêu thích màu sắc vân gỗ thật nhưng không cần phải dùng nội thất gỗ làm từ 100% gỗ tự nhiên, thì đây là sự lựa chọn không còn sự lựa chọn nào tuyệt vời hơn. Do được cắt từ cây gỗ tự nhiên nên ván phủ Veneer có tính chất tương tự và giá thành tiết kiệm hơn so với gỗ tự nhiên.

-Ưu điểm:

+Hoàn toàn có khả năng thay thế gỗ tự nhiên; Giá thành hợp lý so với gỗ tự nhiên.

+Khả năng chống mối mọt tốt và có bề mặt sáng do được chọn gỗ, có thể ghép trang trí vân mà vẫn giữ được nét đẹp tự nhiên của gỗ.

+Với bề mặt Veneer có thể tạo được những hình dáng phức tạp như uốn cong.

+Ván phủ Veneer là loại vật liệu hoàn toàn thân thiện với môi trường.

-Ứng dụng:

+Dùng trong nội thất văn phòng, nhà ở, chung cư cao cấp, bệnh viện, trường học, nội thất giường, tủ, bàn ghế…

+Các sản phẩm nội thất dùng ván phủ veneer: Cửa gỗ (cửa mặt tiền – cửa chính, phòng khách, phòng ngủ), tủ bếp, nội thất phòng ngủ, nội thất phòng khách…

7. VÁN PHỦ LAMINATE

Lamimate là loại vật liệu phủ bề mặt lên gỗ công nghiệp. Nhiều người vẫn hay gọi laminate là formica; chúng có tên khoa học là High-pressure Laminate (HPL). Xét về cấu tạo của laminate thì chúng bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau; được liên kết bằng loại keo dán gỗ cao cấp: keo melamine (melamine resin) được ép ở nhiệt độ và áp suất rất cao.

Kích thước tiêu chuẩn cho một tấm ván laminate đó là 1220 x 2440 mm; lớp laminate thường dày 0.6 đến 0,8 mm với tấm loại phổ thông. Đối với các sản phẩm nội thất yêu cầu uốn cong thì dùng độ dày thấp thường là 0.5mm.

Laminate thông thường gồm ba lớp: lớp màng phủ bên ngoài, lớp phim tạo màu kỹ thuật  và lớp giấy nền. Lớp màng phủ bên ngoài và lớp phim tạo màu kỹ thuật được ngâm qua keo, giúp Laminate có khả năng chịu trầy xước, chịu mài mòn… Các lớp giấy nền giúp Laminate có tính năng chống va đập tốt và dẻo dai hơn.

Ván phủ Laminate là loại gỗ có cấu tạo gồm : cốt gỗ là gỗ mdf, ván dăm, plywood …và bề mặt của các tấm cốt gỗ này được dán 1 lớp Laminate tạo nên sản phẩm gỗ Laminate có độ bền tốt với tính thẩm mỹ cao. Ván phủ Laminate ra đời mang đến một phong cách sang trọng, sáng tạo hoàn toàn mới mẻ, tạo nên một làn gió mới trong thiết kế nội thất. Vẻ đẹp chân thật của bề mặt Laminate làm hài lòng gia chủ mong muốn một phong cách trang trọng và có phần cổ điển.

-Ưu điểm:

+Khả năng chống trầy xước tốt hơn những bề mặt khác, chịu được các lực va đập, chịu nhiệt.

+Khả năng chịu được nước, chống mọt xâm nhập, hạn chế được các hiện tượng cong vênh, nứt, bể mẻ…

+Ván phủ Laminate có màu sắc khá phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng; xét về thẩm mỹ thì Laminate như thật

+Chúng có thể uốn cong theo yêu cầu tạo dáng của nội thất, tủ bếp

-Ứng dụng:

+Ván phủ Laminate được sử dụng cho sản xuất nội thất căn hộ, văn phòng… và với tính năng chịu va đập tốt được sử dụng cho những bề mặt tại khu vực công cộng như bàn ăn fastfood, bàn/ghế trường học, quầy tính tiền, quầy làm thủ tục ở sân bay…

+Đặc biệt, đáp ứng sở thích trang trí nội thất theo xu hướng cổ điển với hoa văn vân gỗ đa dạng và không khác gì vân gỗ thiên nhiên.

Công ty Gỗ Dán ECO cung cấp đầy đủ các loại ván gỗ công nghiệp, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, giá thành hợp lý thoải mãn nhu cầu thiết kế nội thất đẹp, hiện đại, năng động phù hợp với mọi không gian gia đình, phòng học, phòng làm việc….

Sản phẩm cùng loại
Ván ép Coppha phủ phim

Ván ép Coppha phủ phim

Ván ép Coppha được hình thành nhờ quá trình ép nhiệt các lớp ván mỏng đã được tráng keo dưới tác động của nhiệt độ và áp suất trong thời gian nhất định tạo thành. Bề mặt coppha được phủ một lớp phim phenol được nhập khẩu từ DYNEA . Ván ép coppha phủ phim được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng mang lại nhiều ưu điểm so với coppha thông thường.

Xem chi tiêt
Ván ép Coppha phủ phim
Ván ép Coppha phủ phim
Ván ép Coppha phủ phim
Ván ép Coppha phủ phim
Ván ép Coppha phủ phim
Ván ép Coppha phủ phim
Ván ép coppha phủ keo

Ván ép coppha phủ keo

Ván ép coppha phủ keo được hình thành nhờ quá trình ép nhiệt các lớp ván mỏng đã được tráng keo dưới tác động của nhiệt độ và áp suất trong thời gian nhất định tạo thành. Bề mặt coppha được tráng một lớp keo Phenol trống thấm nước

Xem chi tiêt
Ván ép coppha phủ keo
Ván ép coppha phủ keo
Ván ép coppha phủ keo
Ván ép coppha phủ keo
Ván ép coppha phủ keo
Ván ép thương mại

Ván ép thương mại

Ván ép thương mại là loại ván dán không có yêu cầu quá cao về bề mặt, được sử dụng chủ yếu trong việc đóng gói , bao bì sản phẩm. Nhằm tối giản chi phí sản xuất nên ván ép bao bì thường được sử dụng từ các loại gỗ cứng và tận dụng, loại keo sản xuất ván ép bao bì là keo MR hoặc keo UF. Ván ép bao bì được sử dụng rộng dãi trong sản xuất pallet , thùng đóng hàng và tấm lót ghế đệm đồ nội thất

Xem chi tiêt
Ván ép thương mại
Ván ép thương mại
Ván ép thương mại
Ván ép thương mại
Ván ép thương mại
Keo dán

Keo dán

Công ty ECO đầu tư dây chuyền nấu keo hiện đại có thể đáp ứng cung cấp cho thị trường các loại keo đạt chỉ tiêu chất lượng E0, E1, E2 và keo Phenol.

Xem chi tiêt
Keo dán
Keo dán
Keo dán
Keo dán
Keo dán
Zalo
Hotline